hình ảnh hoạt động

hình ảnh hoạt động
Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

SKKN-Tổ chức trò chơi trong tiết Đạo đức lớp 3

                                   
Đề nghị công nhận danh hiệu:  CSTĐ  cấp cơ sở.
Tên đề tài:  Tæ chøc trß ch¬i trong tiÕt §¹o ®øc - Líp 3
I. Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: TRẦN NGỌC ANH
Sinh ngày 01 tháng 11 năm 1975
Quê quán: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Nơi thường trú: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 1 Hương Xuân.
Công việc được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3B.
Trình độ chuyên môn: ĐHSP
* Những khó khăn, thuận lợi của nhà trường
Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân được thành lập từ ngày 19 tháng 6 năm 1995. Trường được xây dựng tại thôn Liễu Nam, giảng dạy và giáo dục con em ở 4 thôn: Trung Thôn, Liễu Nam, Thượng Thôn và Thanh Khê.
Địa điểm của trường: phía Nam giáp với xã Hương Chữ, phía Bắc giáp với xã Hương Văn, phía Tây giáp với xã Hương Bình và phía Đông giáp với xóm Tháp xã Hương Xuân. Chức năng chủ yếu là giảng dạy giáo dục học sinh tiểu học.
     Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
            - Khó khăn: Vùng bán sơn địa chủ yếu là nông nghiệp, ngành nghề ít phát triển, hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao (trên 12%). Cơ sở vật chất tường rào chưa được đảm bảo, công trình vệ sinh còn dùng chung thầy và trò. Việc di dời mồ mả còn chậm, hiện còn 33 ngôi mộ chưa được di dời ( đã di dời 77 ngôi). Khó khăn cho nhà trường trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Học sinh đến trường xa nhất 5 km ( học sinh thôn Thanh Khê).
            - Thuận lợi: Trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hương Trà, sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh ngoan và hiếu học, tham gia tốt các loại hình bảo hiểm. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tay nghề khá vững vàng, đủ giáo viên đặc thù. Trường có học sinh giỏi các mặt từ cấp Huyện trở lên. Năm học 2007-2008 và 2008-2009 trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến.
CBGV - NV (biên chế): 17 người và kết quả xếp loại thi đua:
- 06 người: CSTĐCS
-10 người: Lao động tiên tiến
- 01 người: Hoàn thành nhiệm vụ.
 Thành tích đạt được trong việc thực hiện hiệm vụ của đơn vị
            Chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt có học sinh giỏi văn hoá TDTT cấp Huyện trở lên. Học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ khá cao(Giữa kỳ II 39%) so với năm học trước tăng 07%, đây là con số thực chất mà thầy và trò đã nổ lực cố gắng.
Nhà trường đã triển khai tốt các chuyên đề, áp dụng các SKKN như rèn chữ giữ vở cho học sinh ( có 1 em đạt giải ba thi viết chữ đẹp , giải ba môn Olympic tiếng Anh    1 em đạt giải khuyến khích môn Olympic toán cấp Tỉnh), có 2 em đạt học sinh giỏi khối 5, 1 em khối 4 và 3 em khối 3 cấp Huyện. Bên cạnh nhà trường đã tổ chức đọc báo đội và làm theo báo đội, mua thêm 35 bản sách thiếu nhi, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao trường đều đạt giải ở cấp Huyện. Bên cạnh những thành tích về học tập trong năm học 2009-2010, trường đã xây cổng trường do nguồn kinh phí của Hội cựu học sinh, phụ huynh, CBGV-NV, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp hỗ trợ . Ngoài ra nhà trường còn quét vôi và sửa chữa công trình vệ sinh, có nước máy, mua cây xanh cây cảnh... bằng nguồn kinh phí giảng dạy cả ngày và hội cha mẹ học sinh đóng góp tổng kinh phí trên 30 triệu đồng.
   * Thành tích cá nhân đạt được
- Năm học 2009-2010 bản thân đã thực hiện tốt một số công việc sau:
Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học- Được Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Bản thân đã tham gia thi giáo án điện tử đạt giải ba cấp Tỉnh. Luôn tham gia tốt các phong trào của trường và Phòng Giáo dục tổ chức. Tạo môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh có hứng thú học tập và đạt kết quả tốt. Luôn đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp với trình độ của học sinh trong tất cả các môn học. Chính vì thế, trong năm học 2009 - 2010 , bản thân đã chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi trong tiết Đạo đức – Lớp 3”
       
 I. Cơ sở lý luận, đặt vấn đề
        Đạo đức là một môn học rất quan trọng trong chương trình tiểu học. Đối với chương trình đạo đức lớp 3 không chỉ giáo dục quyền, bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân như: Biết tự trọng , tự tin, hài lòng về những điểm tốt của bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên ngoài của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn cho bản thân học sinh... Để giúp học sinh lĩnh hội những nội dung trên một cách nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả thì là một vấn đề không đơn giản. Để tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây, đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức học tập. Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 3 rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các trò chơi học tập. Không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập  đã mang lại sau những tiết dạy. Đối với môn đạo đức lớp 3 - Việc tổ chức trò chơi  cho học sinh là rất phù hợp. Phù hợp với tâm lý lứa tuổi  của học sinh lớp 3: nhận thức còn  cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các trò chơi. Qua trò chơi, HS không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Nhưng tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi như thế nào để đảm bảo kiến thức về đạo đức, cách chơi ra sao để đạt hiểu quả..... đó là những vấn đề mà tôi đã quan tâm đến để giúp tiết học đạo đức ngày càng mang lại hiệu quả cao.
       II. Số liệu và thực trạng ban đầu
        Năm học 2009 - 2010 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3B, qua khảo sát một bài đạo đức ( Kính yêu Bác Hồ), kết quả cho thấy:
-         Hoàn thành tốt:      10 em -  43,5%
-         Hoàn thành     :      10 em -  43,5%
-         Chưa hoàn thành :  3  em -   13 %
   Trong bài học này, các em đã được chơi trò chơi “ Phóng viên”. Khi nghe đến trò chơi các em rất hào hứng, nhưng lúc chơi thì nhiều em chơi chưa tự giác, nhút nhát, không mạnh dạn. Một số bạn còn lúng túng trong lời nói, khả năng giao tiếp chậm chạp, tiết học khô khan, nhàm chán. Đó là những trở ngaị khi tổ chức trò chơi. Từ đó , tôi đã suy nghĩ một số giải pháp sau để giúp HS học tập tốt hơn trong việc tổ chức thực hiện trò chơi.
III.Một số giải pháp giải quyết
·        Tổ chức trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức thông qua trò chơi nào đó.
       1.Thời gian tổ chức trò chơi:
      Đối với môn Toán, Tiếng Việt , trò chơi thường được đưa vào bước
củng cố bài học”. Nhưng với môn đạo đức thì trò chơi có thể đưa vào bất cứ bước nào của tiết học. Có thể trò chơi được bắt đầu từ phần khởi động, Ví dụ: Bài “ Chăm sóc vật nuôi, cây trồng”, để mở bài, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ Đố vui.......”.
     Trò chơi diễn ra ngay trong việc hình thành  những kiến thức, chuẩn mực hành vi đạo đức cho các em như bài : “ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi đóng vai để xử lý tình huống, hoặc tổ chức cho học sinh đóng vai trong các tình huống của bài “ Chia sẻ vui buồn cùng bạn” . Chúc mừng khi bạn được điểm tốt, khi bạn có niềm vui, an ủi, động viên khi bạn gặp khó khăn.....
Trò chơi cũng có thể tổ chức trong phần củng cố bài để giúp các em khắc sâu kiến thức. Ví dụ : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” trong bài : “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”.
    2. Các bước thực hiện trò chơi
1)      Bước 1: Nêu tên trò chơi:
-         GV nêu tên trò chơi : trước lúc chơi, GV nêu rõ tên của trò chơi nhằm kích thích  sự tò mò, chờ đợi, khí thế hào hứng của HS
-         Ví dụ: Trong bài “Kính yêu Bác Hồ”:
 Sau khi học xong bài, GV nêu : Cô sẽ cho các em chơi 1 trò chơi có tên gọi là “phóng viên”.
2)     Bước 2 :  Phổ biến luật chơi
a)     Nêu nội dung trò chơi:
-         Nội dung trò chơi phải được phân cắt thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức.
-         Nội dung trò chơi phải minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, tạo được những biểu hiện rõ rệt ở HS, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền.
-         GV cần nêu rõ ràng nội dung của trò chơi: nếu HS chưa rõ, gv nêu lại
-         Cho HS nhắc lại nội dung trò chơi.
Trong bước này, GV cần cố gắng làm sao cho tất cả các em đều phải biết được nội dung của trò chơi.
Ví dụ nêu nội dung trò chơi “Ai chăm chỉ hơn ai”:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5HS
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả 1 công việc nhà bằng hành động như kịch câm. Ví dụ : quét nha, lau bàn, sắp xếp chỗ học...
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu nêu đúng tên việc sẽ được 2bông hoa, nếu nêu sai thì đội bạn nêu đáp án và được 2 bông hoa.
+ Đội thắng cuộc là đội nhận được nhiều bông hoa.
- Cho HS chơi thử
b)     Chia  nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm.
-         Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do GV đặt ra : có thể lên trước lớp xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của trò chơi.
-         Cũng có thể chơi theo nhóm( nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 hay nhóm 5 ) 
c)     Chọn trọng tài : Trọng tài là HS hoặc GV. Nhưng cần lưu ý đến các trường hợp phạm luật.
3)     Bước 3 : Tiến hành trò chơi:
-         GV hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành.
-         Chí ý về thời gian chơi: Chơi trong bao nhiêu phút: 3phút, 4phút hay 5phút...
-         Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi.
GV lưu ý không nên cho HS đồng loạt cùng chơi mà nên cho lần lượt các em tiến hành chơi dưới dạng tiếp sức.
4)     Bước 4: Tổng kết trò chơi :
-         Trọng tài công bố kết quả : nêu nhận xét đánh giá, nêu đội thắng cuộc.
-         GV nêu nhận xét về cách chơi: tuyên dương HS, đặc biệt là các nhóm  có cố gắng hơn.
-         Không nên chê HS trong khi tiến hành tổ chức trò chơi.
-         Nêu câu hỏi để rút ra bài học từ trò chơi hoặc nộị dung được giáo dục qua trò chơi.
IV. Kết quả.
        Cùng với học tập, vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu của học sinh tiểu học. Do đó trò chơi được đưa vào quy trình dạy học môn đạo đức như là một phương pháp dạy học tích cực.
-   Tổ chức trò chơi làm cho không khí trở lớp học trở nên sôi nổi, sinh động hơn
- HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm
- Giải toả được những căng thẳng, mệt mỏi trong học tập.
- Qua việc tham gia trò chơi, học sinh thực hiện được những thao tác, hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó các em tự tin vận dụng vào  thực tiễn cuộc sống của mình. - Việc tổ chức trò chơi đã tăng cường giáo dục mối quan hệ đẹp đẽ, mang tính nhân ái giữa các em, rèn luyện cho học sinh tự tin, mạnh dạn trước đám đông, giáo dục ý thức ham học hỏi, mang lại nhiều niềm vui nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo, tạo môi trường thân thiện trong học tập.
   -    Tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa HS với GV.
   *   Qua đợt khảo sát cuối năm, lớp 3B có chất lượng về môn đạo đức như sau:
   -    Hoàn thành tốt : 17 em :  73,9%
-         Hoàn thành      : 6 em   :  26,1%

V. Khẳng định kinh nghiệm
-         Giáo viên chuẩn bị trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy ( Qua trò chơi thì sẽ giáo dục  được gì cho các em?), phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh lớp 3.
-         Trò chơi dễ tổ chức, thực hiện, học sinh phải nắm được quy tắc và nội dung của trò chơi.
-         Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia trò chơi.
-         Trò chơi phải được thay đổi, lun phiên một cách hợp lý để không gây nhàm chán.
-         Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
-         Lựa chọn thời gian để tổ chức trò chơi hợp lý.
-         Thiết kế trò chơi đảm bảo khoa học, phù hợp với môn học.
-         Khi tổ chức trò chơi cần tiến hành đầy đủ 4 bước.
-         Giáo dục tính đoàn kết, kỷ luật trong lúc chơi.
-         Tạo ra môi trường thân thiện trong lúc chơi.
        


                                    Hương Xuân, ngày 15 tháng 5 năm 2010

                                                                   Người thực hiện


                                                 TrÇn Ngäc Anh



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HƯƠNG XUÂN
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
.................................................................................................................................
Xếp loại:…………..
Hương xuân, ngày…..tháng 5 năm 2010
Hiệu trưởng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Nguyễn Xuân Lựa


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
PHÒNG GD& ĐT HƯƠNG TRÀ

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Xếp loại:…………..

Hương Trà, ngày…..tháng 5 năm 2010
Trưởng phòng
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Trương Văn Đới

Sơ kết học kì I (2010-2011)

PHÒNG GD&ĐTHƯƠNG TRÀ      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Hương Xuân 1                                        Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
      
 Hương Xuân, ngày 04  tháng 01 năm 2011

BÁO CÁO
SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
Thực hiện Quyết định số 1113/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 14/07/2010 về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2010-2011; Thực hiện công văn số 03/HD-PGD&ĐT ngày 18/08/2010 về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 Bậc tiểu học;
Thực hiện công văn số:  101  / HD- PGD&ĐT về việc hướng dẫn sơ kết kỳ I Bậc tiểu học Năm học 2010-2011. Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân tiến hành sơ kết học kỳ I năm học 2010-2011 như sau:
I.Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010- 2011:
Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và các nghị quyết của đại hội Đảng các cấp, chỉ thị của Ngành, của đảng và chính quyền địa phương.Với chủ điểm “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
1-Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT Hương Trà. Sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của Đảng uỷ, chính quyền đã hổ trợ kinh phí xây dựng tường thành, san ủi sân trường. Sở GD đã trang cấp 5 máy vi tính,  phục vụ cho việc dạy và học. Trường có số lượng học sinh tham gia các loại bảo hiểm tốt. Tập thể sư phạm nhà trường đã thực hiện nghiêm túc phong trào thi đua. Đội ngũ không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, học sinh ngoan hiếu học.
2-Khó khăn: Địa bàn rộng, học sinh ở các khu vực ít lại ở xa trường. Một số bà con chưa chấp hành kế hoạch của địa phương, không di dời mồ mã trong sân trường làm trở ngại lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kế hoạch hóa trường lớp của cấp trên ( 2011-2015),công trình vệ sinh giáo viên chưa có .Vùng bán sơn địa độc canh cây lúa không có ngành nghề phụ hộ đói nghèo khá cao.
II.Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học ở học kì I2010- 2011
1. Quá trình triển khai nhiệm vụ năm học ở đơn vị:
Đầu năm học nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở và của Phòng GD&ĐT đến từng cán bộ giáo viên, Trường đã tiến hành hội nghị CBGV đầu năm học. Kiểm tra giáo viên được nhà trường tiến hành một cách thường xuyên, một số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt kết quả tốt, qua học kỳ I trường đã tiến hành dự giờ thăm lớp có 10 giáo án điện tử tham gia dự thi Huyện, 1 được chọn thi ở Tỉnh. Trong học kỳ I hệ thống chính trị các đoàn thể được củng cố, tạo mối đoàn kết trong cơ quan, không có đơn thư khiếu nại khiếu tố các chế độ chính sách được nhà trường giải quyết đúng đủ và kịp thời.
2. Các biện pháp đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010-2011.
3. Biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục:
Được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hương Trà, sự đồng tình lãnh chỉ đạo của Đảng uỷ chính quyền địa phương, sự quan tâm của chi bộ, cụm dân cư, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội, trường đã tiến hành chiêu sinh lớp 1, đầu năm học nhà trường huy động đúng theo kế hoạch trên giao.
-Huy động và có kế hoạch điều tra độ tuổi trong hè, phối kết hợp với các đoàn thể tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em được đến trường học tập.
-L àm công tác chủ nhiệm tốt, nắm bắt những em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt giúp đỡ các em về sách vở áo quần để các em có điều kiện đến trường, 18 em nhận học bổng của Patta-
  Mười lớp  được học  hai buổi trên ngày, các lớp học có đủ ánh sáng và bàn ghế 2 chỗ ngồi, tủ đồ dùng có công trình vệ sinh tự hoại, hàng rào và cây xanh , cổng trường,  biển trường, sân chơi và cây xanh bóng mát
 4 Biện pháp chỉ đạo công tác chuyên môn:
Sau khi nhà trường nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, đã phân công trách nhiệm việc chỉ đạo công tác chuyên môn, Hiệu trưởng chỉ đạo chung, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn. Bên cạnh đó các tổ đã bầu khối trưởng cho khối mình, mỗi tháng tổ sinh hoạt hai lần một lần ở trường và một lần ở cụm, giáo viên đã tham gia một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó nhà trường đã triển khai các chuyên đề được tập huấn ở phòng và các chuyên đề nhà trường đã đăng ký theo kế hoạch đầu năm.
-Kiểm tra dự giờ thăm lớp việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thanh tra góp ý giờ dạy, kiểm tra việc chấm chữa của giáo viên.
-Kiểm tra các tiết dự giờ của giáo viên, chỉ đạo việc soạn bài theo chuẩn kiến thức. Đồng thời soạn bài dạy trên máy để giảng dạy cho học sinh. Vì vậy tay nghề của đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt.
5. Biện pháp chỉ đạo đáp ứng các điều kiện cho thực hiện kế hoạch phát triển năm 2010-2011.
Nhà trường từng bước ổn định đội ngũ phân công nhiệm vụ hợp lý hợp tình phù hợp với năng lực chuyên môn và được lãnh đạo cho hợp đồng một bảo vệ và một y tế được hưởng lương theo hợp đông.
-Trong học kỳ I nhà trường được Sở GD&ĐT trang cấp thêm 5 máy vi tính, UBND huyện Hương Trà và lãnh đạo phòng GD &ĐT , trang cấp thêm tủ, giá sách, máy ảnh trị giá trên (74.000.000đ). Phụ huynh đã trang cấp rèm cửa, trang trí phòng hội đồng và địa phương ủng hộ xây dựng 30 mét tường rào, của sắt trị giá trên 39.000.000 đồng ( Nguồn quỹ phụ huynh đóng góp và quỹ của nhân dân đóng góp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia). Ngoài ra bằng nguồn quỹ giảng dạy hai buổi cả ngày và quỹ giảng dạy tin học nhà trường đã trang cấp hai ghế làm việc, hai máy in trị giá 8.750.000 đồng.Thực hiện nghiêm túc việc thu chi tiền hai buổi cả ngày theo công văn hướng dẫn của Tỉnh và của Huyện. Thu chi đúng quy định giải quyết lương và mọi chế độ kịp thời.
6. Chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Do tình hình của trường hiện còn 10 ngôi mộ chưa được di dời ( đã giải quyết trên 90%). Nhân dân đia phương sẽ tiến hành di dời vào tháng 02/2011. Nhà trường đã trồng cây xanh, cây cảnh tạo cảnh quang môi trường càng ngày càng xanh sạch đẹp, sân trường được san ủi. Phòng ốc đủ để thực hiện việc giảng dạy cả ngày.
-Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá, từng bước nâng chuẩn và trên chuẩn ( Có 6 giáo viên đang theo học Đại học từ xa), các đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt.
- Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền, số lượng đảng viên 09/4nữ. Hằng năm chi bộ đều có phát triển đảng viên mới và công đoàn đã giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú, chi bộ đã gửi theo học lớp cảm tình đảng.
Nhà trường đã từng bước xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở mức độ 1
7. Các biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
a. Xây dựng trường học thân thiện:
Bước vào năm học mới nhà trường đã quán triệt phong trào thi đua dạy học theo chuẩn kiến thức, từng bước đưa kĩ năng sống vào bài học để giảng dạy các em .
-Đối với giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ nào việc ấy, đầy đủ các loại hồ sơ quy định, chống dạy chay, thường xuyên tham gia dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để học tập nâng cao chuyên môn, chấm chữa và giúp đỡ và gần gũi  học sinh, giúp cho học sinh yêu trường yêu lớp, ham học hỏi, trang trí phòng học của mình, nêu lên những điều em muốn nói .
- Nhà trường tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh năng khiếu mỗi tuần 2 buổi vào chiều thứ 4 và ngày thứ 7. Riêng những học sinh yếu được phụ đạo vào các buổi chiều trong tuần . Có kiểm tra đánh giá của chuyên môn, bên cạnh đó việc coi thi kiểm tra đánh giá làm một cách nghiêm túc.
-Kết quả trong học kỳ I chất lượng đã tiến bộ rõ rệt ( đánh giá theo thông tư 32). tạo sự gần gũi yêu trường yêu lớp hơn.( có phụ lục đính kèm)
-Các lớp đã tích cực
b, Học sinh tích cực trong học tập và thực hiện tốt kỹ năng sống:
 Tập thể sư phạm nhà trường đã hướng cho học sinh học tập một cách nghiêm túc,  chú trọng về công tác thi đua khen thưởng động viên kịp thời học sinh có thành tích tốt vào sáng thứ hai  và phê bình những cá nhân làm chưa tốt.
- Chỉ đạo việc đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của quy chế chuyên môn theo thông tư 32, không chạy theo thành tích mà chú trọng đến cái thực chất. Giáo viên giảng dạy sử dụng những thiết bị sẵn có và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
-Tạo cho học sinh những kỹ năng sống, yêu trường yêu lớp, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Đối với giáo viên nhà trường thường xuyên kiểm tra hồ sơ sổ sách và các tiết dự giờ của giáo viên, mượn thiết bị để giảng dạy. Kiểm tra việc chấm chữa của giáo viên và cho điểm vào sổ, sổ chủ nhiệm tổng kết công việc làm được trong tuần trong tháng.
-Kết quả học kỳ I đã đánh giá cho điểm đúng thực chất, giáo viên đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy củng như kế hoạch giảng dạy của mình và việc sử dụng thiết bị dạy học trên các giờ dạy khoa học và hợp lý.
III. Những kết quả đã đạt được trong học kỳ I năm học 2010-2011:
1 Về quy mô trường, lớp, học sinh
Trường hạng 3 có số lớp 10và tổng số học sinh 220 em.
2 Về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Tính đến 05/01/2011 trường có 22 CBGV-NV( 2 hợp đồng bảo vệ và Y tế)
Trong đó:
      Hiệu trưởng : 01
Phó hiệu trưởng: 01
             Tổng phụ trách: 01
                     Nhân viên: 04/02 nữ ( 01 kế toán, 01 thư viện và 02 hợp đồng)
                      Giáo viên: 15 ( nữ 12).
Đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ( có 6 giáo viên đang theo học đại học).
3 Về xây dựng CSVC, trường, lớp học.
Từng bước cải tạo cơ sở vật chất, tu sửa nhà vệ sinh, xây mới cửa trường và 30mét tường thành, các phòng học được trang trí đúng lớp mẫu theo quy định của phòng GD&ĐT. Trồng cây xanh, chậu cây cảnh tạo cảnh quang trong khuôn viên nhà trường.
4. Về kết quả giáo dục đạo đức học sinh:
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua 5 điều Bác Hồ dạy, những giờ lên lớp những buổi ngoại khoá và những bài nói chuyện vào sáng thứ hai đầu tuần, nói chuyện truyền thống . Học sinh được của rơi trả lại người mất, không nói tục chửi thề, không ăn quà vặt lễ phép với mọi người... đạo đức 100% hoàn thành tốt.( có văn bản kèm theo)
5 Kết quả xếp loại văn hoá:
Học sinh học tập có nhiều tiến bộ, học sinh khá giỏi tăng có  hai học sinh đạt học sinh giỏi huyện ( 1 em giải ba; một em giải khuyến khích) . Hầu hết học sinh nắm vững chuẩn kiến thức vận dụng thực hành tốt. Tuy vậy trong học kì I vẫn có 7 em yếu về môn Toán và Tiếng Việt, chiếm tỷ lệ: 3,18% (có văn bản kèm theo)
6 Kết quả thực hiện cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung và cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
-Đối với giáo viên: Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc giáo dục và dìu dắt thế hệ trẻ, thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo, sống giản dị, chống tham nhũng, tiêu cực, tham ô lãng phí của công.
-Đối với học sinh: Học tập có nhiều tiến bộ, chịu khó suy nghỉ trong học tập, cư xử lễ phép với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, những người lớn tuổi, sống hoà thuận với anh em vui vẻ với bạn bè....
7. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia học kỳ I năm học 2010-2011 so với năm học 2009-2010:
- Đội ngũ đã được chuẩn hoá, nâng chuẩn và trên chuẩn. Tự học tự rèn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ quản lý có công tác trên 30 năm, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, mồ mã trong sân trường được san ủi, còn 10 ngôi trên tổng số 149 ngôi . Các phòng đa chức năng còn thiếu, công trình vệ sinh thầy trò còn dùng chung.
8. Kết quả thực hiện xã hội hoá ở đơn vị:
          Nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm, phụ huynh đồng tình ủng hộ cho nhà trường 50.000đồng/em, để chi phí hoạt động dạy và học, 50.000 đồng/em cho việc tu sửa nhỏ và sắm sửa cơ sở vật chất của nhà trường.
-Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhận thức về công tác xã hội hoá giáo dục đó là việc làm vì tương lai con em chúng ta. Cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
9.Những tồn tại, yếu kém, hạn chế trong học kỳ I năm học 2010-2011:
a. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở. Trường vẫn còn nhiều bất cập trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
 Nhà trường thực hiện nghiêm túc chỉ thị, văn bản của Ngành về nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình giảng dạy theo chuẩn kiến thức , kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT và kế hoạch đề ra của nhà trường.
b. Về chỉ tiêu, điều kiện đáp ứng nhiệm vụ năm học, các cơ chế chính sách tác động đến học kỳ I năm học 2010-2011.
 Việc triển khai thực hiện cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung và cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
          - Xem công tác duy trì số lượng, thực hiện nhiệm vụ PCGD là một tiêu chí thi đua của GVCN trong năm học 2010-2011.
          - GVCN phải có các giải pháp để động viên học sinh, phải cập nhật đầy đủ các thông tin qua sổ 1PT, trường cập nhật số liệu qua sổ 2PT.
          - Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp, phát huy năng lực tự quản của học sinh qua giờ sinh hoạt lớp.
          -  Phát huy các SKKN của CB-GV-NV về công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các chuyên đề rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
          - Tham mưu với Đảng uỷ, HĐND,UBND xã, kết hợp với đoàn thể của xã và các thôn để huy động số học sinh.
         - Tổ chức tốt việc điều tra ở từng hộ gia đình để nắm bắt và tổng hợp chính xác trình độ học vấn của số đối tượng từ 0 đến 14 tuổi thuộc địa bàn từ đó kết hợp với Hội cha mẹ học sinh cùng các lực lượng xã hội khác nhằm thực hiện tốt việc huy động, duy trì học sinh. 
          - Coi trọng việc giảng dạy, học tập và chất lượng dạy học các bộ môn nhất là các môn, Tin học, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc và đặc biệt là bộ môn tiếng Anh.
          - Học sinh phải thực hiện tốt nội qui nhà trường, có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập và phải học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; phải quan tâm đặc biệt đến việc rèn chữ viết cho học sinh; toàn trường phát động phong trào “chữ đẹp, hồ sơ tốt” trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức tốt phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong học sinh.
            Chỉ đạo bố trí chuyên môn hợp lý để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ngay từ đầu tháng 8/2010 nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Huyện vào đầu tháng 12/2010 và thi khối 3,4 vào tháng 4/2011.
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,  Tổ khối trưởng, từng giáo viên, nhân viên căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Ngành cấp trên và tình hình cụ thể của trường để xây dựng kế hoạch công tác cụ thể (kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần) đồng thời nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra.
          - Hoàn thiện các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường và của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng Điều lệ.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương trong việc quản lý về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn xã. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức tốt các hoạt động định kỳ của Hội cha mẹ học sinh; định kỳ công khai các chế độ về tài chính, tài sản, khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương, thuyên chuyển và quy định khác của Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đội ngũ giáo viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
Với tinh thần đoàn kết, phát huy hết khả năng, năng lực của mình, giám nghĩ, giám làm, đến nay thầy và trò trường Tiểu học số 1 Hương Xuân đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ I năm học 2010 - 2011. Có được những thành tích trên, là nhờ sự quan tâm lãnh đạo kịp thời của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà, các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời đây cũng là sự nỗ lực, phấn đấu của thầy và trò toàn trường.

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
1- Häc sinh:
  2- TËp thÓ, gi¸o viªn:

   +. C«ng t¸c huy ®éng sè l­îng: ®¹t 100% so víi kÕ ho¹ch.
* Danh hiÖu thi ®ua
   +. Tû lÖ duy tr×: 100%.
- C¸ nh©n:
   +. Tû lÖ chuyªn cÇn: 98%.
    +. Lao ®éng tiªn tiÕn: 18
   +. Tû lÖ chuyÓn líp: 100%.
    +ChiÕn sÜ thi ®ua c¬ së: 08
   +. Tû lÖ HS häc hÕt CTTH: 100%.
    + ChiÕn sÜ thi ®ua cÊp tØnh: 02
   +. ChÊt l­îng gi¸o dôc:
    +-  Gia®×nh v¨n ho¸ :22
              HK: Thùc hiÖn §.§: 100%;
   -TËp thÓ
               HS giái:33  ; HSTT: 45  ; TB:22   ; yÕu :
    +TËp thÓ lao ®éng xuÊt s¾c(-  02 Tæ tiªn tiÕn)
   +-Liªn ®éi m¹nh cÊp TØnh                                    
    + C«ng ®oµn c¬ së v÷ng m¹nh                                   
   +-Chi ®éi m¹nh :4A; 4B;5A;5B
  *§Ò nghÞ khen th­ëng
   + Sao nhi ®ång tù qu¶n :37
- GiÊy khen cña UBND TØnh
   + Sè ®éi viªn kªt n¹p míi :22

   + Ch¸u ngoan b¸c Hå  : 220

   + Líp tiªn tiÕn 10/10 líp             



3.c¸c  gi¶i  ph¸p  chñ  yÕu:
       a -C«ng t¸c gi¸o dôc ®¹o ®øc cho häc sinh
  -Nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình ,hội phụ huynh giúp học sinh có nhận thức đúng đắn ,rèn luyện đạo đức thông qua các hoạt động mà các em tham gia:hoạt động Đội, hoạt động công tác chữ thập đỏ ,xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa ,có ý thức trách nhiệm với bạn khi bạn bè khi bị rủi ro, ốm đau ,bệnh tật ,phát động các phong trào từ thiện ..Phát động các phong trào thi đua phấn đấu trở thành học sinh giỏi ,học sinh tiên tiến , cháu ngoan Bác Hồ,hoa điểm 10…
  -Học sinh thuộc và ghi nhớ thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh
     b.C«ng t¸c phæ cËp chèng mï ch÷ dèi víi häc sinh tiÓu häc
   - Nhà trường có đủ các lợi hồ sơ phổ cập .Sổ phổ cập ,phiếu điều tra ,sổ theo dõi phổ cập của từng thôn ,bản để bổ sung cập nhật những trẻ trong độ tuổi đi học ,trẻ mới sinh ,người chuyển đến ,học sinh bỏ học và chuyển lớp khi kết thúc năm học.
  - Cử giáo viên phụ trách từng thôn bản để kịp thời nắm bắt sự thay đổi của từng gia đình .Huy động toàn bộ học sinh trong độ tuổi ra lớp ,số học sinh bỏ lớp trở lại lớp.
Thống kê đúng,chính xác số học sinh trong nhà trường ,trong từng độ tuổi ở mỗi thôn bản.
                     
     c- §Èy m¹nh c«ng t¸c tuyªn truyÒn vÒ c¸c chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch ph¸t triÓn GD&§T vÒ nhiÖm vô n¨m häc 2010-2011.
- TiÕp tôc triÓn khai vµ ®Èy m¹nh cuéc vËn ®éng Häc tËp vµ lµm theo tÊm g­¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh víi viÖc thùc hiÖn chØ thÞ sè 33/2006/CT TTg cña Thñ t­íng ChÝnh phñ vÒ chèng tiªu cùc trong thi cö vµ kh¾c phôc bÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc, TiÕp tôc triÓn khai thùc hiÖn tèt cuéc vËn ®éng Hai kh«ng, cuéc vËn ®éng Mçi thÇy c« gi¸o lµ mét tÊm g­¬ng ®¹o ®øc, tù häc vµ s¸ng t¹o vµ phong trµo thi ®ua X©y dùng tr­êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùcdo Bé GD&§T ph¸t ®éng..
- G¾n kÕt viÖc triÓn khai thùc hiÖn c¸c cuéc vËn ®éng nh»m n©ng cao ý thøc vµ ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp, tr¸ch nhiÖm c«ng d©n, ng¨n chÆn hiÖn t­îng nhµ gi¸o vi ph¹m ph¸p luËt vµ ®¹o ®øc; phÊn ®Êu ®Ó mçi nhµ gi¸o lµ mét tÊm g­¬ng ®¹o ®øc vµ tù häc cho häc sinh noi theo.
     d- ChØ ®¹o nghiªm tóc viÖc thùc hiÖn c¸c ch­¬ng tr×nh m«n häc
Tæ chøc kiÓm tra, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh nghiªm tóc, ®óng quy chÕ, ®¶m b¶o kh¸ch quan vµ c«ng b»ng.
- Thùc hiÖn ®¸nh gi¸, kiÓm ®Þnh chÊt l­îng cña mçi líp tr­íc khi kÕt thóc n¨m häc vµ chuyÓn lªn líp trªn. Gi¸o viªn líp d­íi kh«ng bµn giao häc sinh kh«ng ®¹t chuÈn kiÕn thøc lªn líp trªn.

     e- §Èy m¹nh c¸c nÒ nÕp ho¹t ®éng chuyªn m«n
       Tæ chøc chuyªn ®Ò, héi gi¶ng gi¸o viªn; x©y dùng ®éi ngò gi¸o viªn cèt c¸n CM trong nhµ tr­êng; t¨ng c­êng h×nh thøc häc b¸n tró, häc hai buæi/ngµy.  - Để kết hợp nhiều đối tượng tham gia giáo dục ở địa phương .Nhà trường còn kết hợp với các ban ngành trong xã tổ chức hội khuyến học tác động đến các thôn  vận động và huy động học sinh ra lớp .
  - Duy trì hội cha mẹ học sinh ,giáo viên kết hợp vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp ,tuyên truyền để phụ huynh hiểu luật giáo dục ,quyền trẻ em ,luật phổ cập và phổ cập đúng độ tuổi .
  - Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thẻ tại trường thông qua các hoạt động đội để giúp các em yêu trường ,yêu lớp ,yêu bạn bè và ham học.
  - Duy trì 100% số lượng học sinh trong nhà trường .
  - Thực hiện tốt các hoạt động nề nếp ,quy chế chuyên môn . 100% giáo viên lên lớp có đủ kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới, lồng ghép kĩ năng sống, tiết kiệmnăng lượng,lồng ghép tích hợp môi trường và chính sách pháp luật  vào bài  các môn học ,chấm chữa bài ,cho điểm đúng quy định theo (Theo th«ng t­ 32) đối với tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
      - Giáo viên lên lớp đúng giờ ,thực hiện đúng chương trình ,thời khoá biểu .Ban lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn có kế hoạch dự giờ thăm lớp ,việc triển khai các chuyên đề ,kiểm tra hồ sơ,kiểm tra thường xuyên ,kiểm tra đột xuất ,kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau mỗi giờ học bằng nhiều hình thức .
     - Xây dựng kế hoạch nhà trường ,của tổ chuyên môn , đội thiếu niên và các đoàn thể thành một mô hình khép kín ,thực hiện tốt chỉ thị nhiệm vụ năm học 2010-2011 với những nhiệm vụ trọng tâm của ngành học phổ thông và các cuộc vận động của ngành.
        - Hướng dẫn giáo viên làm đủ các loại hồ sơ theo quy định .Yêu cầu làm đúng, chính xác , đảm bảo cả về nội dung và hình thức có biện pháp thực hiện từng loại sổ sách đó ..
       - Bộ phận tài vụ có đủ hồ sơ sổ sách thu chi hằng năm .Yêu cầu đảm bảo nguyên tắc, rõ ràng,công khai có quyết toán với đầy đủ chứng từ và các loại giấy tờ liên quan đầy đủ ,cụ thể ,chính xác .
         - Hiệu trưởng nhà trường có đầy đủ kế hoạch cho năm ,tháng ,tuần cho từng công việc , từng bộ phận ,tới từng đồng chí cán bộ giáo viên trong trường ,có sự kiểm tra giám sát kịp thời về việc thực hiện và kết quả sau mỗi công việc .
           - Kế hoạch kiểm tra được sắp xếp thường xuyên ít nhất 1 lần/ học kì đối với 1 giáo viên ,và kiểm tra đột xuất mỗi giáo viên 3 lần /1 học kì ở tất cả các mặt hoạt động .    - Lưu giữ đầy đủ các loại công văn , hồ sơ của nhà trường . Nhà trương chỉ đạo giáo viên dạy đủ các phân môn theo quy định .
 -  Sử dụng tài liệu,Sách giáo khoa ,Sách tham khảo và đồ dùng dạy học thật khoa học trong giảng dạy.
 - Cho học sinh mượn truyện đầy đủ ,thường xuyên có hiệu quả.
 - Lựa chọn học sinh giỏi qua khảo sát để có kế hoạch bồi dưỡng .
 - Thực hiện dân chủ hoá trưòng học trên cơ sở kỉ cương,nề nếp để cán bộ giáo viên – nhân viên phát huy hết khả năng ,năng lực của mình ,trên cơ sở đó xây dựng sự đoàn kết trong tập thể ,có ý thức đúng đắn trước mỗi sự việc.
- Xây dựng nhà trường là nơi có hoạt động văn hoá lành mạnh ,tạo cảnh quan môi trường có cây xanh , bóng mát ,vệ sinh hằng ngày sạch sẽ
g- §æi míi c«ng t¸c qu¶n lý, t¨ng c­êng c«ng t¸c thanh tra
KiÓm tra viÖc thùc hiÖn nÒ nÕp chuyªn m«n cña gi¸o viªn vµ ho¹t ®éng cña tæ chuyªn m«n.
h- T¨ng c­êng c«ng t¸c båi d­ìng ChÝnh trÞ, t­ t­ëng
Chuyªn m«n trong ®éi ngò CB, GV, NV nh»m n©ng cao ý thøc nhËn thøc, x¸c ®Þnh môc tiªu, nhiÖm vô vµ phÊn ®Êu hoµn thµnh tèt nhiÖm vô chuyªn m«n.
i- §æi míi c«ng t¸c thi ®ua g¾n víi cuéc vËn ®éng
 Hai kh«ng. C«ng t¸c thi ®ua ph¶i ®­îc ®¸nh gi¸ thùc chÊt, ph¸t huy ®­îc t¸c dông trong viÖc n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc toµn diÖn cña nhµ tr­êng.
k- Lµm tèt c«ng t¸c tham m­u víi c¸c cÊp Uû ®¶ng
 ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng, phßng Gi¸o dôc, c¸c tæ chøc x· héi trong viÖc x©y dùng CSVC nhµ tr­êng;  §Èy m¹nh c«ng t¸c XHH gi¸o dôc trong viÖc huy ®éng c¸c nguån lùc, vËt lùc trong c«ng t¸c ph¸t triÓn sù nghiÖp gi¸o dôc cña nhµ tr­êng.§Ó nhµ tr­êng hoµn thµnh kÕ ho¹ch n¨m häc ®· ®Ò ra.


                                                                               
          
             
Nơi nhận:                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
-  Phòng GD&ĐT( báo cáo)                                                                                                                                                     
- Lưu: VT,


                                                                                                  Nguyễn Xuân Lựa